Cách tự bảo dưỡng bánh xe đẩy mini tại nhà

Biên tập bởi phuonganh
2023-11-09T17:20:00
0

Bánh xe đẩy nói chung và các loại bánh xe như bánh xe nâng, bánh xe pu, bánh xe pa, … nói riêng đều có thể sẽ bị hỏng. Cùng tìm hiểu cách bảo dưỡng tại nhà trong bài viết dưới đây!

Cách tự bảo dưỡng bánh xe đẩy mini tại nhà

Bánh xe đẩy mini hay bánh xe đẩy nói chung là những bánh xe được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các môi trường công nghiệp. Sau một thời gian dài sử dụng chúng ta không thể nào tránh được những hỏng hóc hay sự xuống cấp từ những bánh xe. Trong bài viết dưới đây Haniko Việt Nam sẽ chỉ bạn cách tự bảo dưỡng bánh xe đẩy mini tại nhà.

1. Bánh xe đẩy và bánh xe đẩy mini là gì?


1.1 Bánh xe đẩy là gì?


Trước khi đi vào cách bảo dưỡng của bánh xe đẩy mini ta hãy cùng điểm qua đôi nét về bánh xe đẩy trước nhé!
Bánh xe đẩy được hiểu là những bánh xe được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận chuyển hàng hóa, đồ vật, … của con người. Bánh xe đẩy sẽ giúp chúng ta dễ dàng di chuyển những đồ vật nặng từ chỗ này sang chỗ khác, từ môi trường này sang môi trường khác mà không mất nhiều công sức cũng như thời gian.
Bánh xe đẩy có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Một số loại có thể điểm qua như: bánh xe đẩy cao su, bánh xe đẩy có khóa, bánh xe đẩy lốp hơi, bánh xe đẩy chịu lực, …
Bánh xe đẩy mini cũng là loại bánh xe nằm trong những loại bánh xe đẩy quen thuộc.

 

Bánh xe đẩy có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Một số loại có thể điểm qua như: Bánh xe đẩy cao su, bánh xe đẩy có khóa, bánh xe đẩy lốp hơi
Bánh xe đẩy có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Một số loại có thể điểm qua như: Bánh xe đẩy cao su, bánh xe đẩy có khóa, bánh xe đẩy lốp hơi…


1.2 Bánh xe đẩy mini là gì? 


“Mini” được hiểu là nhỏ. Chính vì vậy, bánh xe đẩy mini là loại bánh xe nhỏ chuyên dùng để chở những hàng hóa có tải trọng ít, di chuyển trong không gian hẹp và cần tính linh hoạt cao. 
Bánh xe đẩy mini thường có giá thành không quá cao, dễ dàng lắp đặt sử dụng cũng như phổ biến với nhiều người.


2. Những nguyên nhân khiến cho bánh xe đẩy và bánh xe đẩy mini nhanh bị bỏng


Bánh xe đẩy nói chung và các loại bánh xe như: bánh xe nâng, bánh xe pu, bánh xe pa, … nói riêng đều có thể sẽ bị hỏng hoặc xuống cấp sau một thời gian dài sử dụng mà không biết bảo quản. Chính vì điều ấy, Haniko Việt Nam muốn tổng hợp những nguyên nhân khiến cho bánh xe đẩy cũng như bánh xe đẩy mini dễ bị hỏng nhất.


2.1 Bánh xe đẩy dễ hỏng khi chở hàng hóa quá cân cho phép

Bánh xe đẩy dễ hỏng khi chở hàng hóa quá cân cho phép
Bánh xe đẩy dễ hỏng khi chở hàng hóa quá cân cho phép


Điều đầu tiên khiến cho bánh xe đẩy hàng và bánh xe đẩy hàng mini dễ bị hỏng đó chính là bạn chờ hàng hóa quá nặng và quá sức chịu đựng của bánh xe.
Lúc này khi bánh xe phải chịu trọng lượng lớn hơn mức bản thân nó có thể chịu đựng được thì phần bánh xe sẽ ma sát với mặt đường khiến bánh nhanh bị mòn và hỏng


2.2 Bánh xe đẩy dễ bị hỏng khi hoạt động sai môi trường


Như chúng ta đã biết, mỗi một môi trường khác nhau chúng ta sẽ có những loại bánh xe đẩy khác nhau. Vậy nên bạn không sử dụng một loại bánh xe đẩy cho tất cả các môi trường được.
Ví dụ như trong môi trường nhiều hóa chất độc hại hay nhiều dầu mỡ, những loại bánh xe cao su thông thường sẽ dễ bị hỏng hơn vì nó không có thiết kế chống lại chất tẩy rửa hay hóa chất.


3. Cách tự bảo dưỡng bánh xe đẩy và bánh xe đẩy mini tại nhà


Tự bảo dưỡng bánh xe đẩy tại nhà sẽ giảm tình trạng hỏng hóc, giúp bánh xe đẩy của bạn bền hơn với thời gian.


3.1 Bảo dưỡng xe đẩy với việc kiểm tra và vệ sinh thường xuyên

Bảo dưỡng xe đẩy với việc kiểm tra và vệ sinh thường xuyên


Hãy chăm chỉ kiểm tra bánh xe đẩy xem có bị vướng tóc hay vướng những bụi bẩn gì trong quá trình di chuyển hay không, nếu có hãy gỡ những vướng mắc và lau sạch bánh xe. 
Bên cạnh đó, nếu bạn vừa sử dụng trong môi trường có hóa chất hoặc môi trường dầu mỡ thì bạn có thể rửa bánh xe đẩy su quá trình sử dụng.


3.2 Bảo dưỡng xe đẩy với việc tra mỡ bên trong 


Hầu hết các loại bánh xe như bánh xe đẩy, bánh xe cao su, bánh xe pa, bánh xe nâng đều hoạt động bằng cách quay tròn theo vòng bi bên trong. 
Chính vì điều này, nếu sau quá trình sử dụng dài bạn nên tra dầu vào trong vòng bi ấy để đảm bảo bánh xe đẩy mini được hoạt động trơn tru. 

 Bảo dưỡng xe đẩy với việc tra mỡ bên trong
 Bảo dưỡng xe đẩy với việc tra mỡ bên trong 


3.4 Bảo dưỡng xe đẩy với việc kiểm tra cổ xoay của bánh xe. 

Cổ xe của bánh xe đẩy đóng vai trò vô cùng quan trong vấn đề đo độ bền của bánh xe đẩy.  Nếu bánh xe là loại cổ bi thì có thể xiết lại ê cu chủ cho chặt lại. Nếu bánh xe xoay bị rít, hãy kiểm tra rãnh bi xem có bị rỉ sét hay bụi bẩn bám lên không. Nếu có thì bạn chỉ cần rửa và bôi trơn lại.

Có thể nói, trên đây là những cách tự bảo dưỡng bánh xe đẩy cũng như bánh xe đẩy mini tại nhà mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng. Chú ý và ghi nhớ những điều này khi sử dụng bánh xe đẩy hay bánh xe đẩy mini sẽ tăng được độ bền theo năm tháng. Nếu cần thêm thông tin chi tiết về bánh xe đẩy, bạn có thể liên lạc với Haniko Việt Nam theo số hotline: 0988.773.669

 

    Zalo